A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

1.Nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ:

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường gia đình hay nhà trường, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: tai nạn giao thông, bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang, đuối nước…Vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do TNTT trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của Nhà trường và các bậc phụ huynh.

2. Các tai nạn thương tích thường xảy ra và cách phòng tránh cho trẻ:

2.1.Tai nạn thương tích do giao thông:

    Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….

* Cách phòng tránh:

+ Khi trẻ tham gia giao thông phải có sự giám sát của người lớn.

+ Trường học, nhà ở phải có cổng, hàng rào khép kín đảm bảo an toàn.

+ Luôn quan tâm, trông coi trẻ mọi lúc, mọi nơi .

+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.

+ Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.

+ Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.

2.2. Bỏng:

   Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.

* Cách phòng tránh:    

+ Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao,tuyệt đối                           

không để bàn là, đồ đun nấu trong lớp.

+ Không cho học sinh tới khu vực nấu nướng và chia thức ăn ở nhà bếp.

+ Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.

+ Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.                                                                                                                     

2.3. Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

* Cách phòng tránh:

+ Giáo dục trẻ và không cho trẻ ra gần sông, ao hồ, một mình.

+ Cho trẻ học bơi, phải mặc áo phao bảo hộ

+ bể nước trong gia đình,trường học phải có nắp đậy an toàn.

+ Không để thùng, chậu chứa nước trong nhà vệ sinh.

2.4. Điện giật:

    Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.

* Cách phòng tránh:

+ Hệ thống điện trong gia đình, lớp học phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện phải để trên cao ngoài tầm với của trẻ.

+ Luôn kiểm tra độ an toàn các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch

2.5. Ngã: Là TNTT do vấp ngã, rơi từ trên cao xuống

*  Biện pháp phòng tránh:

+ Nền nhà, sân chơi cần bằng phẳng và không bị trơn trượt.

+ Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can cao đảm bảo an toàn.

+ Không cho trẻ học và chơi gần những khu vực nguy hiểm như nhà ở, tường bao xuống cấp có nguy cơ bị sập xuống đồng thời phải cho sửa chữa khắc phục hoặc dỡ bỏ ngay.

+ Phá bỏ những cây lâu năm, mục gãy, giáo dục trẻ không leo trèo .

+ Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

+ Dụng cụ tập luyện thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn của người lớn.

2.6.  Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …).

* Cách phòng tránh:

+ Không để thuốc uống, các loại hóa chất trong tầm với của trẻ.

+ Thực phẩm sử dụng hàng ngày, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với đơn vị cung cấp.

+ Không cho trẻ ăn thức ăn vỉa hè, các sản phẩm không đảm bảo an toàn.

2.7. Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…

* Cách phòng tránh:

+ Giáo dục ý thức đoàn kết cho trẻ, không được xô đẩy, đánh nhau trong trường, lớp.

+ Không cho trẻ mang đến trường các vật sắc nhọn, đồ chơi nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các đồ dùng nguy hiểm khác.

+ Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi

   Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông coi trẻ. Chỉ một phút lơ là, thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Ngoài việc thường xuyên có mặt bên cạnh trẻ, người lớn cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình và biết tránh xa những nơi nguy hiểm.

Tác giả: Nhân viên y tế Lê Thị Thùy Dung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 825
Hôm qua : 584
Tháng trước : 35.212